Bảo quản thực phẩm tươi sống, đặt biệt là thịt, cá trong tủ lạnh không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo để bảo quản thịt, cá trong tủ lạnh đúng cách.
1. Cách bảo quản cá trong tủ lạnh
Cách bảo
quản cá tươi
Trước
khi bảo quản cá trong tủ lạnh bạn cần phải sơ chế cá, loại bỏ vảy, cắt vây
mang, làm sạch nội tạng và rửa sạch cá, điều này sẽ giúp loại bỏ những bụi bẩn,
vi khuẩn ra khỏi thịt cá, giúp cho cá không bị chất bẩn ngấm vào trong quá
trình giữ lạnh.
Nên
rửa sạch cá với muối, chanh hoặc gừng để loại bỏ đi mùi tanh. Sau khi rửa sạch
cá thì để cho ráo nước, cho cá vào hộp có nắp đậy kín.
Dùng
màn bọc thực phẩm quấn chặt xung quanh hộp hoặc bỏ vào túi zip, để đảm bảo
không khí không thể lọt vào và mùi cá không bay ra, cuối cùng cất trong ngăn
mát hoặc ngăn đông tủ lạnh, tùy theo nhu cầu sử dụng.
Nếu
bảo quản cá trong ngăn mát bạn chỉ nên bảo quản tối đa 1 ngày để đảm bảo dinh
dưỡng và an toàn cho sức khỏe.
Khi cho cá vào bảo quản lạnh cần chú ý sắp xếp sao cho tách riêng với
những thực phẩm khác, để tránh tình trạng các thực phẩm bị bám mùi với nhau và
nhiễm khuẩn chéo.
Bảo
quản cá trong tủ lạnh, dù là cá tươi hay cá khô thì điều cần quan tâm nhất
chính là thời gian và nhiệt độ bảo quản bao lâu thì an toàn và hợp lý.
Cá biển
hoặc cá sông |
Tủ lạnh
2 - 4°C (35 - 40°F) |
Tủ đông
-18°C (0°F) |
Cá tươi |
1 - 2 ngày |
2 - 6 tháng |
Cá đã nấu chín |
3 - 4 ngày |
4 - 6 tháng |
Cách bảo quản cá khô
Để
bảo quản cá khô trong tủ lạnh được lâu, cần đảm bảo trước khi cho vào tủ lạnh
cá phải thật khô ráo. Nên phơi cá lại từ 1 - 2 nắng, sao cho cá khô ráo hoàn
toàn, không còn ẩm mốc.
Dùng
giấy gói gói kín cá lại, gói tiếp bằng 2 - 3 lớp màn bọc thực phẩm, sau đó cho
cá vào túi zip hoặc hộp đậy kín nắp. Cuối cùng là cho vào ngăn đông tủ lạnh.
Nếu
gia đình thường hay sử dụng cá khô bạn nên đầu tư một chiếc máy hút chân không,
cho cá vào bọc, hút hết chân không để bảo quản cá tiện lợi và tốt hơn.
2. Cách bảo quản thịt trong tủ lạnh
Bảo quản
thịt bò
Thịt
bò nếu không sử dụng liền thì không nên rửa qua với nước trước khi bảo quản,
bởi nước sẽ ngấm vào các thớ thịt, khiến thịt sẽ bị đông đá trong quá trình bảo
quản.
Thay
vào đó hãy dùng khăn giấy, thấm qua thịt bò cho khô ráo, sau đó quét 1 lớp mỏng
dầu ăn lên thịt, để thịt không bị khô khi giữ lạnh lâu ngày.
Dùng
màn bọc thực phẩm quấn thịt lại, cho vào hộp đậy kín nắp và cho vào ngăn mát
hoặc ngăn đông tủ lạnh tùy theo nhu cầu sử dụng.
Khi bảo quản thịt bò cần chú ý đến thời gian
và nhiệt độ bảo quản.
Thịt bò tươi |
Tủ lạnh 2 - 4°C (35 - 40°F) |
Tủ đông -18°C (0°F) |
Thịt bò xắt miếng tươi sống |
3 - 5 ngày |
4 - 12 tháng |
Gan bò, tim bò, thận bò tươi sống |
1 - 2 ngày |
3 - 4 tháng |
Thịt bò xay tươi sống |
1 - 2 ngày |
3 - 4 tháng |
Thịt bò hun khói xắt lát |
7 ngày |
1 tháng |
Thịt bò hộp |
3 - 5 ngày (đã mở hộp), 2 tuần (chưa mở) |
1 - 2 tháng |
Thịt bò đã chế biến hoặc thịt thừa |
3 - 4 ngày |
2 - 3 |
Bảo quản thịt gia cầm
Các
loại thịt gia cầm như gà, vịt, chim, ngan,... trước khi cho vào tủ lạnh cần rửa
sạch thịt trước, nên rửa với muối, chanh hoặc gừng và rượu để khử được mùi tanh
của gia cầm, sau đó để khô ráo rồi cho thịt gà vào hộp đậy kín nắp hoặc bỏ vào
túi zip khóa chặt. Ngoài ra có thể cho vào hộp hoặc khay, dĩa,... rồi dùng màn
bọc thực phẩm quấn lại.
Sắp
xếp ngăn nắp vào tủ lạnh, tránh để gần những thực phẩm khác để hạn chế hiện
tượng nhiễm khuẩn chéo.
Bảo quản thịt heo
Tiến
hành rửa sạch thịt heo với nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch, để ráo
nước hoặc dùng khăn giấy thấm khô thịt, cho thịt vào hộp đậy kín nắp rồi dùng
màn bọc thực phẩm quấn chặt.
Ngoài
ra có thể quấn chặt thịt bằng màn bọc hay túi nilon trước rồi cho vào túi zip.
Việc bọc kín thịt lại thế này sẽ giúp cho không khí không len vào, thịt sẽ giữ
tươi lâu hơn và không bị đông đá.
Cuối
cùng cho vào ngăn đông hoặc ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.