Bài Viết Mới

Bảo quản lạnh thực phẩm đúng cách

 Làm sao để bảo quản thực phẩm trong môi trường lạnh đúng cách. Không phải bảo quản mọi thực phẩm đều giống nhau, và thời gian bảo quản như thế nào để chúng không mất đi giá trị dinh dưỡng thì nhiều người chưa biết. Trong bài viết này, Điện Lạnh Biển Bạc sẽ giúp bạn tìm hiểu một số cách bảo quản lạnh thực phẩm để giúp bạn bảo quản thực phẩm tươi ngon hơn, tròn vị hơn trong thời gian lâu hơn, mà vẫn đảm bảo được chất lượng.



Bảo quản các loại thức ăn trong tủ lạnh

1. Thịt, cá và gia cầm

Giữ tất cả các loại thịt, cá, gia cầm trong từng gói riêng biệt để tránh việc lây nhiễm chéo các loại vi khuẩn nếu có.

2. Thực phẩm từ sữa

Để pho mát, sữa chua, kem tươi, sữa và các chế phẩm khác từ sữa nguyên trong hộp khi cất vào tủ lạnh. Tuy vậy, sau khi sữa, kem tươi khui hộp mà không dùng hết, thay vì để nguyên lại vào tủ lạnh, gia đình nên đổ ra một chai thủy tinh sạch, đóng kín nắp rồi mới lưu trữ lại. Đối với bơ hoặc pho mát còn thừa nên bọc lại bằng giấy sáp hoặc giấy bạc rồi mới đem bảo quản trong tủ.

3. Trái cây và rau quả

Giữ trái cây và rau quả riêng biệt như: táo với táo, cà rốt với cà rốt. Trái cây và rau quả tiết ra các loại khí khác nhau mà có thể ảnh hưởng dẫn đến nhanh thối, hỏng hay sản sinh ra độc tố. Đặc biệt chú ý không rửa rau, củ, quả trước rồi lưu trữ trong tủ. Sự ẩm ướt sẽ khiến chúng bị mốc và thối nhanh hơn.


Những cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách

Phân loại thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh

Để giúp thực phẩm luôn tươi ngon, đầu tiên bạn cần phải phân loại thực phẩm trước khi bảo quản như sau:

Đối với thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản)

Đầu tiên, sau khi mua thực phẩm tươi sống về, bạn rửa sạch và để ráo các loại thực phẩm như thịt, cá.

Tiếp đó, bạn chia nhỏ mỗi phần thực phẩm tươi sống và cho vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm để tiện cho việc sử dụng. Tránh rã đông khối lượng lớn thực phẩm cùng một lúc trong khi bạn sử dụng chỉ có một ít, vì sẽ dễ ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm vào lần sử dụng sau.

Cuối cùng, bạn có thể đặt vào ngăn mát tủ lạnh (từ 2 - 4 độ C) với thời gian sử dụng từ 3 - 5 ngày, hoặc ngăn đông tủ lạnh (khoảng -18 độ C) với thời gian bảo quản lên đến 3 tháng, thậm chí đến 12 tháng nhưng càng sử dụng sớm càng tốt bạn nhé!


Đối với rau củ

Với các loại rau củ, bạn không nên rửa sạch nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay liền. Thay vào đó hãy loại bỏ những phần bị úng, héo và tuyệt đối không để rau củ bị dính nước bạn nhé!

Sau đó, bạn chia rau củ với lượng vừa phải, rồi cho vào túi zip hoặc túi nilong (có lỗ thoát khí) và đặt vào ngăn rau quả của tủ lạnh. Vì ngăn này 

Các loại thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản); các loại nông sản, rau củ quả, trái cây, dược phẩm, …


được thiết kế riêng biệt giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm tối ưu, làm cho rau củ trở nên tươi ngon hơn.

Ngoài ra, bạn có thể đặt tại bất kì vị trí nào bên trong ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ từ 3 - 5 độ C với thời gian sử dụng từ 2 - 7 ngày.


Đối với trái cây

Khi bảo quản trái cây, bạn nên phân loại 2 nhóm: nhóm trái cây nguyên trái (còn vỏ) và nhóm trái cây đã cắt thái (đã gọt vỏ):

Với nhóm trái cây nguyên trái: Bạn có thể loại bỏ những phần cuống bị hư hoặc những quả bị úng, héo (như nho, nhãn, vải,…). Sau đó, có thể dùng khăn khô sạch để lau chùi bề mặt của quả và cho vào túi zip có lỗ thoát khí, rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh từ 3 - 5 độ C.

Với nhóm trái cây đã cắt thái: Bạn nên bảo quản trong hộp đựng thực phẩm và đặt vào ngăn mát tủ lạnh cũng với nhiệt độ tối ưu từ 3 - 5 độ C, sử dụng càng sớm càng tốt với thời gian bảo quản từ 1 - 2 ngày.


Đối với thức ăn đã nấu chín

Với thực phẩm đã được nấu chín, nên để nguội (khoảng 2 tiếng) trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm, đậy kín và đặt ở nhiệt độ từ 2 - 4 độ C bên trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu đặt thức ăn còn đang nóng vào trong tủ lạnh sẽ dễ làm tăng nhiệt độ và gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác cũng như khiến cho máy nén hoạt động nhiều hơn, ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh.

Thời gian sử dụng thức ăn đã được nấu chín nên diễn ra trong khoảng 3 ngày và bạn có thể chia nhỏ lượng thức ăn trước khi bảo quản giúp cho việc sử dụng được tiện lợi hơn.


Đóng gói thực phẩm an toàn

Đóng gói thực phẩm an toàn cũng là một trong những cách giúp bạn duy trì được độ tươi ngon của thực phẩm. Cụ thể, bạn cần phải phân loại và sơ chế thực phẩm như đã hướng dẫn ở phần trên.

Sau đó, bạn nên đảm bảo cho đôi bàn tay được sạch sẽ và chỉ sử dụng các loại túi sạch (còn mới) trước khi cho thực phẩm vào và bịt kín.

Cuối cùng, bạn bảo quản thực phẩm tươi sống (như thịt, cá, hải sản) trong ngăn đông mềm của tủ lạnh nếu có dự định sử dụng từ 1 - 3 ngày vì đây là phần ngăn được thiết kế riêng với nhiệt độ ổn định và tách biệt với các loại thực phẩm khác bên trong ngăn mát tủ lạnh.

Ngoài ra, cũng có thể đặt thực phẩm tươi sống vào ngăn đá tủ lạnh với thời gian bảo quản lâu hơn đến vài tháng.

Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh

Việc đặt quá nhiều đồ vào bên trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến các luồng khí lạnh luân chuyển, khiến cho thực phẩm được làm lạnh không đồng điều. Đây cũng là nguyên nhân làm cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, biến chất do không đủ độ lạnh.


Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm

Mỗi nhóm thực phẩm đều được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, đối với rau củ thường được bảo quản bên trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 - 4 độ C.

Trong khi với thực phẩm tươi sống như hải sản, thịt và cá có thể bảo quản ở nhiệt độ từ 1 - 3 độ C (nên sử dụng trong ngày, càng sớm càng tốt) hoặc ở ngăn đông -18 độ C (với thời gian sử dụng lâu hơn, từ 1 - 3 ngày).


Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Môi trường ẩm bên trong tủ lạnh có thể xuất hiện nấm mốc, vi khuẩn từ thực phẩm nếu bạn như bạn không vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ khoảng 3 - 6 tháng/lần.

Việc vệ sinh tủ lạnh sẽ giúp cho các động cơ bên trong tủ lạnh được nghỉ ngơi và hỗ trợ loại bỏ những cặn bẩn từ thực phẩm bám trên khay đựng, có thể len lỏi vào những khe của tủ lạnh. Ngoài ra, còn giúp loại bỏ mùi hôi và tạo bầu không khí tươi xanh bên trong không gian tủ.


Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý


Việc sắp xếp thực phẩm hợp lý cũng giúp bạn sử dụng thực phẩm đúng cách và giảm thiểu tình trạng vứt bỏ lãng phí. Hãy đặt thực phẩm mới vào phía bên trong tủ và những thực phẩm cũ trước đó đặt ở phía ngoài để tiện lấy ra sử dụng.

Ngoài ra, xếp các hộp chứa thực phẩm gọn gàng, còn với các túi thực phẩm có thể xếp chồng lên và lót khay đối với thực phẩm tươi sống (như thịt, cá) để tránh nước từ các loại thực phẩm ấy tràn ra ngoài.

Bạn có thể ghi chú thời gian và dán trên bao bì hộp hoặc túi thực phẩm để biết được thời gian sử dụng.


Chú ý khi bảo quản những thực phẩm có mùi

Với các loại thực phẩm có mùi như cá khô, mắm, mít, dưa muối,… bạn cần đậy hoặc bịt kín thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến bầu không khí bên trong tủ lạnh và kéo dài thời gian sử dụng.


Sử dụng kho với công suất phù hợp


Không trữ thực phẩm quá lâu

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là một trong những cách giúp bạn tiết kiệm thời gian chế biến, thời gian mua đồ và tránh lãng phí việc vứt bỏ thức ăn dư thừa trong ngày.

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bảo quản thực phẩm bên trong tủ lạnh cũng đều tốt. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu cho hay: việc bảo quản thịt, cá càng lâu bên trong tủ lạnh dễ làm giảm đi chất dinh dưỡng vốn có và thậm chí có thể sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe con người khi ăn phải.

Hơn nữa, quá trình cấp đông và rã đông cũng có thể làm thất thoát 1/3 lượng chất béo hòa tan có trong thịt.

Trung bình mỗi lần đông - rã có thể giảm đi 20% chất dinh dưỡng này. Do đó, tùy vào từng loại thực phẩm mà bạn cân nhắc việc bảo quản trong tủ lạnh, như thịt gà, lợn và vịt chỉ nên để khoảng 7 ngày; thịt bò và dê có thể được 10 ngày và các loại cá thì không nên để quá 2 ngày.


Cuộc sống ngày nay càng trở nên bận rộn, và dường  như chúng ta không có nhiều thời gian cho việc nội trợ, nên rất nhiều gia đình chọn phương pháp đi chợ 1 hoặc 2 lần 1 tuần để mua và trữ thức ăn trong tủ lạnh cả tuần cho việc chế biến hằng ngày. Tuy nhiên, việc bảo quản thực phẩm đông lạnh cũng cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Điện máy XANH mời bạn tham khảo bài viết sau đây để có thêm kinh nghiệm trong việc bảo quản thực phẩm đông lạnh cho gia đình.


Các loại thực phẩm có thể để đông lạnh

Chúng ta chỉ nên đông lạnh các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, ghẹ, cua…vì những loại thực phẩm này có thời gian bảo lâu trong tủ lạnh. Với những thực phẩm như rau củ các loại, các bạn nên mua rau củ tươi và chế biến ngay. Mặc dù rau củ cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh, tuy nhiên, thời gian bảo quản chúng khá ngắn và hàm lượng dinh dưỡng sẽ giảm không được như ban đầu.

Nhiệt độ bảo quản

Nhiệt độ bảo quản là yếu tố quan trọng nhất quyết định sản phẩm đông lạnh đó còn tốt hay không. Thông thường thịt đông lạnh có thể bảo quản 3 tháng ở nhiệt độ -18oC. Trên thực tế, hầu như rất ít loại sản phẩm được bảo quản ở đúng nhiệt độ cần thiết bởi ngăn đá của tủ lạnh gia đình cũng chỉ đạt được độ làm lạnh vào khoảng -8oC. Chính vì vây, những thực phẩm đông lạnh này được sử dụng càng sớm càng tốt để sản phẩm không bị biến chất dưới tác động của nhiệt độ.


Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh

Trước khi tiến hành bảo quản đông, chúng ta cần rửa sạch thực phẩm, thay túi, giấy gói khác và không để chung các loại đồ tươi, sống với thực phẩm chín. Nên bảo quản thực phẩm trong các hộp có nắp đậy hoặc túi nilong có khóa kéo để thực phẩm giữ được hương vị cũng như tránh bị ám mùi của thực phẩm khác. Đối với những thực phẩm có nước như cá thịt, chúng ta nên bọc kín để ngăn dưới cùng, riêng biệt, tránh nước chảy vào thực phẩm khác làm bẩn.

Với các loại tủ lạnh thông thường, các chị em nội trợ thường gặp khó khăn vì thực phẩm bị đông cứng, đòi hỏi nhiều thời gian để rã đông, vì thế bạn nên cắt thức ăn thành những phần vừa ăn rồi hãy tiến hành đông lạnh đồ ăn, điều này sẽ giúp cho quá trình rã đông đồ ăn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Có một phương pháp giúp các chị em dễ dàng hơn trong việc cấp đông thực phẩm là tủ lạnh cấp đông mềm. Tủ lạnh cấp đông mềm mang đến giải pháp cấp đông mềm tiên tiến, nhờ vậy, việc đông lạnh đồ ăn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tủ lạnh cấp đông mềm sử dụng cơ chế đông lạnh thức ăn đời mới, thức ăn sẽ được đảm bảo đông lạnh nhưng lại rất dễ cắt, hạn chế việc mất đi chất dinh dưỡng, giúp các chị em nội trợ giảm bớt “ám ảnh” phải rã đông đồ ăn hàng giờ liền, việc bảo quản thực phẩm đông lạnh sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.


Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh

Bảo quản thực phẩm bằng cách đông lạnh là phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các bà nội trợ cũng nên tuân thủ những nguyên tắc bảo quản thực phẩm đông lạnh dưới đây.

Cuộc sống ngày càng bận rộn khiến chúng ta không có nhiều thời gian cho việc nội trợ. Do đó, nhiều gia đình lựa chọn phương pháp mua thật nhiều thức ăn và dự trữ chúng trong ngăn đá tủ lạnh để sử dụng dần. Tuy nhiên, việc bảo quản thực phẩm đông lạnh để giữ được độ tươi ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn cho sức khỏe thì không phải bà nội trợ nào cũng biết. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để bỏ túi cho mình những kinh nghiệm bảo quản thực phẩm nhé.

1. Cách bảo quản thực phẩm

Nhiệt độ lạnh phù hợp

Nhiệt độ tủ lạnh là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định xem thực phẩm đó có bảo quản được lâu hay không? Thông thường, quy trình bảo quản thịt đông lạnh đúng cách là phải đặt trong nhiệt độ - 18 độ C thì phần thịt đó có thể sử dụng được trong khoảng 3 tháng.

Nhưng trên thực tế, hầu hết các ngăn đá tủ lạnh gia đình đều được điều chỉnh ở mức thấp nhất là - 8 độ C. Chính vì lý do đó nên những loại thực phẩm đông lạnh này càng được sử dụng sớm càng tốt, tránh để lâu sẽ khiến thực phẩm bị biến chất do tác động của nhiệt độ.

Tiến hành bảo quản thực phẩm

Trước khi bắt đầu tiến hành, chúng ta cần rửa sạch thực phẩm và để ráo nước. Sau đó, bảo quản thực phẩm trong các hộp nhựa có nắp đậy để giữ được hương vị của chúng cũng như tránh bị ám mùi bởi các loại thực phẩm khác. Điều quan trọng mà bạn cần phải nhớ đó là phân chia và để riêng thực phẩm tươi sống với thực phẩm chín.

2. Những loại thực phẩm có thể đông lạnh

Nhiều bà nội trợ có quan điểm rằng bất kì loại thực phẩm nào cũng có thể áp dụng được phương pháp đông lạnh.

Nhưng trên thực tế, chỉ có một số ít thực phẩm như hải sản, các loại thịt thì mới có thể được bảo quản trong tủ lạnh.

Mặc dù, rau củ quả cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh nhưng nó sẽ không giữ được độ tươi cũng như hàm lượng dinh dưỡng như ban đầu. Do đó, với những loại thực phẩm này, bạn nên chế biến ngay khi vừa mua về.

3. Rã đông thực phẩm đúng cách

Để việc rã đông diễn ra dễ dàng và nhanh chóng, trước hết, bạn nên để thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh trước khi chế biến từ 1-2 tiếng đồng hồ, cách làm này tui hơi lâu nhưng sẽ giữ được hàm lượng dinh dưỡng bên trong.

Trong trường hợp bạn cần rã đông nhanh thì hãy cho chúng vào túi nilon buộc kín miệng rồi ngâm vào nước khoảng 30 phút cho đến khi thực phẩm hoàn toàn rã đông. Bạn nên hạn chế cho trực tiếp thực phẩm vào trong nước vì nó sẽ làm mất đi những dưỡng chất có trong thực phẩm.

Bảo quản thực phẩm đông lạnh tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất chúng sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu bạn không biết cách bảo quản đúng. Hy vọng với những thông tin mà mình đã chia sẻ trên bài viết có thể giúp bạn biết rõ hơn về cách bảo quản thực phẩm đông lạnh an toàn và hiệu quả.



Post Top Ad

Your Ad Spot

Trang