Bài Viết Mới

Kho đông lạnh là gì? Cấu tạo và cách lắp đặt kho đông lạnh

 Các loại thực phẩm tươi sống, nông sản, thủy sản hay rau quả là những thực phẩm rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài, Do đó, việc sử dụng kho đông lạnh để bảo quản hàng hóa, thực phẩm là một giải pháp hữu ích. Hãy cùng tìm hiểu về kho đông lạnh và những lợi ích mà nó mang lại nhé

Kho đông lạnh là gì?

Kho đông lạnh được hiểu đơn giản là kho chứa hệ thống làm mát, làm lạnh để bảo quản hàng hóa được chất lượng tốt nhất. Kho đông lạnh công nghiệp được sử dụng nhiều trong : bảo quản hải sản, bảo quản rau xanh, trái cây, sữa, vacxin, dược phẩm,...so với sử dụng nhiều tủ lạnh thì chi phí lắp ráp tiết kiệm được điện năng cũng như dễ dàng xếp hàng, tháo dỡ và vệ sinh.


 Cấu trúc của kho đông lạnh là cách nhiệt, cách ẩm để giữ nhiệt độ trong kho thấp hơn nhiệt độ bên ngoài. Kho lạnh được phân loại theo nhiều cách khác nhau nhưng cấu tạo thường bao gồm hai phần là cách nhiệt và làm lạnh.

Vai trò


Giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện: so với sử dụng tủ lạnh để bảo quản thì lắp đặt kho lạnh sẽ giảm chi phí cũng như có không gian lớn và tiết kiệm điện năng hơn.

  Dễ xếp hàng, tháo dỡ và vệ sinh : Diện tích kho lạnh rộng rãi để người dùng có thể dễ sắp xếp hàng hóa, tiến hành vệ sinh sạch sẽ, an toàn khi sắp xếp hàng.

  Lưu trữ hàng với số lượng lớn: kho lạnh thường có không gian lớn nên có khả năng lưu trữ nhiều số lượng hàng hóa dáng kể.

  Bảo quản sản phẩm trong thời gian dài.

  Nhiệt độ có thể tùy chỉnh phù hợp cho từng loại sản phẩm.

Thông số kho đông lạnh



Vật liệu cách điện: Được làm từ Panel Polyurethane

Tôn + PU + Tôn: Độ dày từ 70 – 200mm

Tấm Panel PU: Độ dày từ 50-200mm

Nhiệt độ bảo đảm: -25 đến -50 độ C

Thanh U nhôm và các phụ kiện khác là mạ kẽm

Cấu tạo

1. Vỏ kho

Cấu tạo vỏ kho


Vỏ kho thường được làm từ hai loại chất liệu panel là EPS và PU. Chất liệu Panel PU thường được sử dụng cho kho đông còn panel EPS phù hợp với kho mát.

Tùy theo dải nhiệt độ sẽ tính toán và lựa chọn panel:

Panel EPS ( Polystyren) với xốp trắng tỷ trọng từ 18-22 kg/m, 2 mặt bọc tole mạ màu hoặc bọc PVC 0.41mm – 0.8mm, liên kết của các tấm panel EPS là liên kết mộng sập và bắn đinh rút.

Panel PU (Poly Urethan) với 3 lớp, lớp giữa là xốp vàng với tỷ trọng 38-42kg/m3, độ chịu nén 0,2 – 0,29 Mpa; Tỷ lệ bọt khí 95 %2 mặt bọc tole mạ màu hoặc bọc PVC 0.41mm – 0.8mm, liên kết của các tấm panel PU là mộng sập hoặc khóa camlock.



Hai loại vật liệu này đều có nhiều ưu điểm như:

Cách nhiệt tốt, độ bền cao do phần lõi có khả năng cách nhiệt cực tốt, ngăn hơi lạnh thoát ra bên ngoài.

Cách âm, cách nhiệt, chống nóng lạnh.

Tính thẩm mỹ cao và dễ vệ sinh.

Tiết kiệm thời gian thi công do có khả năng lắp đặt và di dời linh hoạt, nhanh chóng.

2. Cửa kho



Cửa kho sử dụng sản phẩm của thương hiệu Gatter – tiêu chuẩn Đức với hai loại cửa mở và cửa trượt phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng.

Cửa mở kích thước từ 600×1600 đến 900×1900 mm

Cửa trượt kích thước từ 1000×2000 đến 2500×3500 mm

3. Hệ thống cụm máy nén

3.1. Xuất xứ


Cụm dựng tại Việt Nam: có tiêu chuẩn dựng hoặc ko có tiêu chuẩn Harz, Frozen, Fozeni, cần so sánh kỹ các vật tư đi kèm trong cụm dựng

Cụm nhập khẩu Châu Á: Supcool, Meluck, Bitzer, Refcomp, Brillant-Trung Quốc, Tecumseh- Malaysia, Patton- Thailand, Danfoss- Ấn Độ,Bitzer, Scroll Part – Singapore KD, Donghea Win, Joongwon, SunJin – Hàn Quốc

Cụm lắp ráp tại Châu Âu: Bitzer- Đức, Bock – Pháp

3.2. Cấu tạo

Giải nhiệt gió – cụm máy nén dàn ngưng

Loại dàn hở và loại dàn kín, tất cả các cụm đều được đặt hàng phù hợp với nhiệt độ môi trường và mùa hè ở Việt Nam

Công nghệ tích nhiệt trong hệ thống giúp tiết kiệm điện, nhiên liệu khi vận hành

Giải nhiệt nước:

Gồm hai loại giải nhiệt nước ngọt và giải nhiệt nước mặn.

3.3. Cụm máy nén dàn ngưng


Máy nén sử dụng theo yêu cầu của khách hàng đảm bảo đạt tiêu chuẩn châu Âu, với công suất tính toán phù hợp với yêu cầu của sản phẩm cần bảo quản.

Máy nén lạnh thường được lắp đặt trên các bệ bê tông cốt thép vững chắc phù hợp với từng loại máy để đảm bảo máy được chạy ổn định, tránh bị ẩm ướt khi vệ sinh dàn máy và thiết kế để máy không gây ảnh hưởng tiếng động, tiếng rung ra môi trường xung quanh. Đối với các máy nhỏ có thể lắp đặt trên các khung sắt hoặc ngay trên các bình ngưng tạo thành 01 khối.

4. Hệ thống dàn lạnh

Kiểu dàn lạnh: có 2 loại kết cấu dàn lạnh công nghiệp là kiểu ngập lỏng và tiết lưu kiểu khô. Xuất xứ, thương hiệu: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dàn lạnh chất lượng cao như Meluck xuất xứ Trung Quốc, Eco xuất xứ Italia hoặc Joongwon xuất xứ Hàn Quốc.


Sử dụng dàn lạnh công nghiệp chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu và phù hợp với yêu cầu bảo quản sản phẩm của khách hàng đảm bảo:

Không gây ra tiếng ồn

Nhiệt độ trong kho đồng đều tại các khu vực

Không tiêu tốn điện năng tiêu thụ và năng lượng do nhiệt lượng từ động cơ quạt tỏa ra.

Độ hao hụt hàng hóa khi để trong kho giảm đi rất nhiều do nguyên lý độ ẩm không khí cao, tốc độ không khí nhỏ.

5. Hệ thống điều khiển

Hệ thống điều khiển sự dụng thiết bị vật tư từ những hãng có tên tuổi như Mitsubishi, Huyndai, Sneicher, LS…


Hệ thống được thiết lập để vận hành tự động, có nhiều đặc điểm nổi bật như:

Các thiết bị điều khiển nhiệt độ thường được sử dụng Elitech PLR05 và Dixell có thể lắp đặt và thao tác dễ dàng.

Thiết bị CP, khởi động từ, đuôi nhiệt được sử dụng hãng LS(Hàn Quốc).

Bảo vệ mất pha Simens K8AB giúp hệ thống bảo vệ điện áp ổn định.

Chức năng báo và hiển thị chi tiết sự cố

Cảnh báo từ xa qua điện thoại di động.

Quản lý điều khiển tổng về phòng trung tâm.

Các bước lắp đặt kho đông lạnh

Bước 1: Chuẩn bị mặt nền để lắp đặt kho lạnh



Để thi công kho đông lạnh, đầu tiên phải kiểm tra mặt nền có bằng phẳng hay không bằng cách dùng ti nước. Trong trường hợp vị trí lắp đặt không phù hợp, độ chênh nhau giữa vị trí nền cao nhất và thấp nhất > 5mm thì cần san bằng. Nếu sử dụng mặt nền không bằng phẳng có thể gây cản trở cho việc lắp Panel và hơi lạnh dễ dàng thoát ra ngoài chất lượng đông lạnh giảm ảnh hưởng đến hàng hóa.

Bước 2: Lắp đặt Panel



Đối với việc lắp đặt Panel chủ đầu tư nên thi công ở 3 vị trí: tường với trần, các góc tường và giữa tường với nền kho. Hiện nay, Panel Pu và Panel ESP là hai loại Panel được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Trong đó Panel Pu được sử dụng trong các kho lạnh âm sâu còn với Panel EPS thì được dùng nhiều trong kho lạnh dương. Thi công Panel sử dụng những tấm PU có khả năng cách nhiệt cao, có tỉ trọng 40 kg/m3. Liên kết với nhau bằng khóa Camlock chắn chắn với thiết kế bên ngoài Panel được mạ đồng, đặc biệt hai mặt được dính chắc bằng Inox hoặc Tole không rỉ sét nên rất an toàn. 


Bước 3: Gắn cửa kho lạnh



Gắn cửa kho lạnh là một bước cực kỳ quan trọng trong quy trình thi công lắp đặt kho lạnh. Bạn cần chú ý đặc biệt đến 2 bộ phận như cửa bản lề và cửa trượt. Đối với cửa bản lề phải được lắp đặt chắc chắn để khi đóng hoặc mở cửa không phải ra tiếng động. Bên cạnh đó, các Joint lạnh phải kín, đảm bảo hơi lạnh không bị thoát ra ngoài.  Đặc biệt cửa trượt phải đáp ứng đủ yêu cầu như tay đẩy chắc chắn, trượt nhẹ nhàng và joint lạnh kín.

 

Bước 4: Kiểm tra kho lạnh


Đây được xem là khâu quan trọng để kiểm tra các mối ghép Panel, bắn silicone của toàn bộ kho. Gắn cửa kho lạnh có đúng với bản hướng dẫn của nhà sản xuất chưa. Nếu mọi thứ đều hoàn thiện từ thiết kế Panel, phụ kiện có thể sử dụng kho lạnh điều nay giúp bảo quản thực phẩm cho doanh nghiệp tốt hơn.

Post Top Ad

Your Ad Spot

Trang